Gần đây tôi có dịp đi ngang một nơi được gọi hội quán Phong Thủy, ở đó có để biển giới thiệu về các môn Phong Thủy họ giảng dạy thật oai phong và lẫm liệt. Đọc qua có thể nói là gồm thâu thiên hạ, thập bát ban võ nghệ như sau:
Gần đây tôi có dịp đi ngang một nơi được gọi hội quán Phong Thủy, ở đó có để biển giới thiệu về các môn Phong Thủy họ giảng dạy thật oai phong và lẫm liệt. Đọc qua có thể nói là gồm thâu thiên hạ, thập bát ban võ nghệ như sau:
Cách đây đã lâu, có lẽ khoảng 6-7 năm về trước. Tôi có một vị huynh đệ, một người bạn già. Gọi là bạn già vì tôi với anh có duyên học chung một bộ quyền pháp cùng một người thầy, chứ thật ra tuổi đời của anh lớn hơn tôi nhiều. Anh là một người tuy đã lớn tuổi nhưng tinh thần cầu học rất cao. Học chữ hay tập quyền, làm bất kì việc gì cũng rất tỉ mỉ, ghi chép lại cẩn thận. Đồng thời anh cũng là một người chồng, người cha chu đáo!
Biết nhau là thế một thời gian, rồi do công việc bẵng đi không liên lạc nhau cho đến khoảng năm 2011 -2012 là lúc anh sửa nhà. Chợt biết đến công việc của tôi tại Dự Đoán Học nên anh có nhờ tôi đến kiểm tra Phong Thuỷ cho ngôi nhà mới đang xây của anh. Vui vẻ tôi đem La Kinh đến kiểm tra ngôi nhà của anh. Ngôi nhà của anh nằm trong một con hẻm nhỏ, yên ắng ở quận Phú Nhuận. Nhà anh là nơi trước đây tôi cũng đã từng ghé qua đàm đạo cùng các huynh đệ võ thuật của mình, nhưng giờ đây tôi đến đây cùng La Kinh với một tâm thái hoàn toàn khác hẳn.
Chiều ngày hẹn tôi ghé đến nhà anh, ngôi nhà xưa cũ nay đang bị đào xới ngổn ngang – làm hầm xây hố… Thợ thầy lúc bấy giờ đã nghỉ ngơi, chỉ còn tôi với anh. Tôi bắt đầu định tâm, đi một vài vòng xung quanh khuôn viên nhà anh rồi mở La Kinh ra để kiểm tra độ số. Đây là một ngôi nhà có độ số theo học thuật Phong Thuỷ hiện thời là một ngôi nhà có kết cấu khá tốt, tuy nhiên do bố cục toàn vùng thật sự không phù hợp, sẽ làm bế tắc và khiến dòng chảy khí lực trong ngôi nhà này bị rối loạn. Ngoài ra trong nhà này có một sai phạm rất quan trọng theo cổ thư của Phong Thuỷ , chỉ một sai phạm nhỏ thôi nhưng sẽ liên đới và gây ra những chuỗi sự kiện bất lợi dần dần phát sinh. Vậy nên tính ra không phải là đơn giản.
Tôi có nói với anh như sau:
- “Anh à, nhà của anh vậy chứ không dễ đâu. Nhà này theo sách xưa là ở lâu sẽ tuyệt tự đó!”
Anh quen tôi cũng lâu và biết tính tôi không phải là người thích bày vẽ hay doạ nạt người khác. Nên anh cũng hơi có chút thẩn thờ và bắt đầu tâm sự thêm về cuộc sống của mình. Anh lớn tuổi lắm mới kết hôn và sinh con. Vậy nên anh chỉ có một người con trai. Anh yêu con trai của mình lắm. Con trai của anh cũng vui khoẻ, phát triển bình thường cho đến một ngày tự nhiên cháu đổ bệnh. Kiểm tra ra thì cháu bị suy thận, anh phải dùng thận của mình để ghép cho con trai. (Sau tôi có kiểm tra Bát Tự cho con anh thì thấy đúng là có vấn đề sức khoẻ liên quan đến Thận và những thời điểm bất lợi trong lá số trùng khớp với đời của em)
Vậy tính ra chữ “tuyệt tự” trong cổ thư đúng là có lý của nó phải không các bạn.
Sau anh hỏi tôi:
- “Vậy anh phải làm sao đây!”
Tôi cười trừ. Thế rồi anh tiếp lời:
- “Nhà của anh còn đang xây chưa xong, đi đâu bây giờ? Vậy giờ có cách nào hoá giải giúp anh không?”
Tôi đáp:
- “Em có thể làm pháp hoá giải giúp anh. Nhưng em nghĩ chống đỡ được 3 năm thôi. Sau đó là anh không nên ở nhà này nữa nhé.”
Anh gật đầu đồng ý và tôi bắt đầu hướng dẫn và viết cho anh một bản hướng dẫn và các pháp hoá giải Phong Thuỷ cho nhà của anh. Câu chuyện kết thúc ở đó, công việc và cuộc sống dẫn mỗi người đi mỗi ngả.
Cho đến năm 2014, khoảng 3 năm sau khi ngôi nhà của anh được hoàn tất. Lại có dịp để anh em gặp lại nhau hàn huyên. Anh có tâm sự rằng tự nhiên lúc đó mắt của mình hơi bị kém, bị cườm mắt nên chắc phải đi mổ cườm mắt. Nhưng khi đi khám bệnh để mổ mắt thì bác sĩ bảo rằng thấy mắt của anh vàng quá. Có lẽ phải uống thuốc để trị cho gan, hết bệnh gan thì mới đi mổ mắt được.
Rồi về sau, uống thuốc chừng 2-3 tháng thì bác sĩ ái ngại bảo rằng anh phải đi kiểm tra K gan. Kết quả đúng là anh bị K gan. Bệnh phát ra một cách nhanh chóng không thể ngờ được. Tôi nhớ có ghé đến thăm anh 1 lần, anh lúc ấy nhìn tiều tuỵ và buồn lắm. Anh cũng có nhắc về câu chuyện Phong Thuỷ ngôi nhà giữa hai anh em cách đó 3 năm. Phong Thuỷ thật sự không phải là tất cả của mọi sự thành bại trong đời, tuy nhiên Phong Thuỷ cũng là một tác nhân có tác động không hề nhỏ đến cuộc sống của nhân sinh các bạn ạ!
Tôi cũng an ủi anh và chia sẻ những điều tích cực cho anh rồi ra về, vì thời gian đó tôi chuẩn bị cho chuyến đi Nepal học pháp của mình. Sau chuyến đi từ Nepal trở về, tôi mới biết nhân duyên của mình với anh ta rất sâu đậm. Tôi sẽ kể cho các bạn nghe phần hai của câu chuyện này ở lần sau!
(còn tiếp)…
~ Tử Minh
Nói về thuật Phong Thuỷ, là cách tạo ra môi trường và điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát triển của ta. Giống như một cánh đồng có đất tốt, khí hậu thuận hoà sẽ tạo điều kiện tốt nhất cho hạt giống phát triển được tối đa hoặc thậm chí vượt cả ngưỡng tối đa của nó. Trong học thuật Phong Thuỷ thì thường người ta chia ra làm 2 trường phái là Loan Đầu và Lý Khí.
Thế nào là Loan Đầu, là dựa trên điều kiện ngoại cảnh – cảnh quan khu vực xung quanh tương ứng với gia trạch như thế nào để biết được sự thịnh suy. Lý Khí là dựa trên phương hướng, thời vận để định ra cát hung và sự xoay vần của huyền cơ – Bát Trạch, Huyền Không… Hiện giờ mọi người xem Phong Thuỷ đa phần tập trung vào Lý Khí – phương hướng, thời vận mà phần nào đó xem nhẹ đi pháp Phong Thuỷ Loan Đầu, ngoại cảnh.
Dài dòng là vậy, hôm nay tôi muốn kể lại một vài câu chuyện về Phong Thuỷ Loan Đầu cho mọi người.
Số là vào giai đoạn năm Nhâm Thìn – 2012, tôi thường hay qua lại với một vị huynh đài cũng nghiên cứu về các môn cổ học phương Đông. Anh nghiên cứu về Mệnh Lý và Dịch Lý kỹ lưỡng. Có duyên đàm đạo với anh, một hôm chúng tôi có việc ghé ngang qua một khu nhà. Khu nhà này trong một con đường nội bộ nhỏ rất yên tĩnh, tuy chỉ cách mặt tiền đường lộ lớn của quận Bình Thạnh một vài bước chân nhưng dường như âm thanh ồn ào của dòng xe nhộn nhịp bên ngoài không lọt vào được khu nhà này.
Trong lúc chờ đợi, nhìn ngắm xung quanh thì đột nhiên tôi nhìn thấy một ngôi nhà có cánh cửa bằng gỗ sơn màu xanh. Phía trên ngôi nhà này là một cái ban công xinh xắn có trồng những loại cây kiểng và ở trên nữa là một giàn đồ đang phơi. Như có một thứ gì đó cuốn hút tôi ở ngôi nhà này. Thế là tôi bắt đầu thử phân tích Loan Đầu ngôi nhà này như thế nào.
Lúc đó, vị huynh đài bước ra và hỏi tôi đang làm gì vậy. Tôi bảo là xem Phong Thuỷ cho ngôi nhà này, anh ta cười và nói rằng: “Không có La Kinh mà cũng xem Phong Thuỷ ư? Vậy em thấy được gì từ ngôi nhà này?”
Tôi đáp: “Người trong ngôi nhà này tình anh em có sự tranh chấp, thị phi và sống nương tựa vào người nơi khác, lười nhác. Không chịu làm việc.”
Anh ta nghe xong thoáng chút chựng lại và chậm rãi nói rằng: “Đây là nhà của học giả X, rất nổi tiếng hồi trước giải phóng. Ông ta là một con người có học thức cao, rất đạo đức và hiền lành.”
Tôi thoáng ngẩng người, không lẽ học thuật của mình bị sai sao!!!
Anh tiếp lời: “Nhưng từ khi ông ấy qua đời, thì con cái trong nhà của ông ta lại trở nên hư hỏng. Thường hay tranh cãi với nhau. Họ rất lười biếng, không chịu làm việc kiếm tiền. Đa phần sống dựa vào nguồn tài chính của người thân từ nước ngoài gửi về mà thôi. Em xem đúng đó!”
Thế đó, Loan Đầu nói được cát hung – tốt xấu, còn Lý Khí cho ta biết ứng kỳ – thời gian xảy ra sự việc, người nào sẽ gặp việc ra sao.
Là một người điềm tĩnh, nhưng tôi thấy anh ta cũng hơi có vẻ ngạc nhiên về việc xem Phong Thuỷ mà không dùng La Kinh để biết phương hướng như vậy. Dĩ nhiên sau này anh ta vẫn còn thử tôi nhiều phen. Nhưng 2 lần ấn tượng nhất là dùng Kinh Dịch so tài cùng Phong Thuỷ Loan Đầu, và xác định âm khí qua ngoại viên gia trạch.
Câu chuyện của lần này thế là đã đủ. Còn câu chuyện Kinh Dịch so tài cùng Phong Thuỷ tôi xin hẹn lần sau sẽ kể cho mọi người cùng nghe.
~ Tử Minh
Câu chuyện hôm nay của tôi là về Phong Thủy. Một ngày nọ, tôi đến nhà một nữ khách hàng kiểm tra cho Phong Thủy cho chị. Chị có một ngôi nhà, hay nói đúng hơn là một ngôi biệt thự rất rất đẹp. Xét về yếu tố thẩm mỹ, nhà của chị đã từng được đăng trên báo Nhà Đẹp của Việt Nam. Bố trí hài hòa và thanh thoát, không lạm dụng tường ngăn mà để giếng trời thông thoáng với những vườn treo nho nhỏ ở khắp nơi trong nhà. Kiến trúc sư của chị (là người nước ngoài) đã thành công khi tạo ra một ngôi nhà hoàn hảo về thẩm mỹ đến như vậy.
Tôi bước vào nhà của chị và thấy ưng ý với bố trí trong nhà lắm. Từng góc nhỏ trong ngôi nhà, từng món đồ trang trí đều được chị chọn lựa kỹ lưỡng và nâng niu. Nói về thẩm mỹ thì không còn điểm gì chê trách ngôi nhà của chị nữa rồi. Tuy nhiên tôi đến đây là để tư vấn Phong Thủy mà. Do vậy bắt đầu nói về Phong Thủy thôi…
Trước khi mở La Kinh ra để kiểm tra độ số cho nhà của chị, tôi nhắm mắt định tâm một chút để cảm nhận về khí trường trong nhà của chị. Sau đó bắt đầu mở La Kinh để lấy độ số. Thật thú vị, phương hướng dẫu có thể là giống nhau nhưng khí trường khác nhau sẽ vẽ nên một bức tranh hoàn toàn khác nhau cho ngôi nhà đó. Các bạn đừng nghĩ rằng học thuật Phong Thủy của phương Đông chỉ dừng ở việc coi hướng, xem tuổi chủ nhà và hỏi năm xây nhà là đủ rồi nhé. Nếu đơn giản như vậy thì Phong Thủy không xứng đáng gọi là một học thuật rồi. Phong Thủy được xây dựng trên sự tương quan, hài hòa giữa con người với thiên nhiên, với môi trường xung quanh họ. Sự hòa hợp, hài hòa càng cao và càng tương ứng với nhau nhiều bao nhiêu thì sự tốt lành, an ổn đến với chúng ta càng nhiều bấy nhiêu.
Cảm nhận sự chuyển di của dòng khí trong nhà + độ số của La Kinh đã xong và tôi bắt đầu bước vào đưa ra cho chị những lời tư vấn. Điều đầu tiên tôi thấy rất rõ là đây là một ngôi nhà của tài phú. Vận trình và tài khí của ngôi nhà này rất mạnh, cho nên có lẽ không cần phải tiến hành những pháp hóa giải liên quan đến tài vận cho ngôi nhà này rồi. Điều chủ yếu rõ ràng tiếp theo chính sự cô đơn trong ngôi nhà này. Có một chút thiếu thốn tình cảm, thường bị xa cách nhau về phương diện địa lý trong ngôi nhà này. Sự đơn độc là điều chính yếu của ngôi nhà này. Chị nghe xong gật đầu và nói rằng: “Ngôi nhà này rất rộng và nhiều phòng, còn chồng chị liên tục đi công tác nước ngoài – mỗi chuyến đi kéo dài 3-6 tháng. Chị thì lo công ty ở đây từ sáng đến tối mới về nhà. Anh chị thì chưa có con, nên đúng là ở ngôi nhà này chị đơn độc có một mình.”
Kế đến tôi nói tiếp, sức khỏe trong ngôi nhà này là cần phải lo. Vào những năm 2011 và 2014 chị cần nên cẩn trọng sức khỏe khu vực nơi gan và khả năng lọc độc hoặc những khu vực liên quan lân cận đó… (Tôi xem cho nhà của chị vào năm 2012). Công việc của bản thân thì cẩn thận hơn về việc giấy tờ, thuế, chứng từ… đặc biệt là vào những năm 2014 và 2017. Chị gật đầu và nói rằng đúng là trong người cũng đang có bệnh khu vực đó và không biết sẽ có ảnh hưởng gì xấu cho chị trong tương lai không, dự định năm sau 2013 sẽ điều trị. Chưa ai biết điều này cả, do vậy chị cũng nhờ tôi hướng dẫn chị cách hoá giải.
Tương tự như vậy, tôi đưa ra những luận đoán dựa trên ngôi nhà của chị và chị chăm chú lắng nghe không bỏ sót điều gì. Sau đó tôi bắt đầu đưa ra những phương pháp hóa giải cho chị. Như mọi người đã biết đó, tôi thường không thích sự đập phá dời bỏ trong kết cấu sẵn có của một ngôi nhà khách hàng. Huống hồ lại là một ngôi nhà đẹp như vậy. Kế đến, tôi không thích sử dụng những món đồ nhìn vào “ai cũng biết là đồ Phong Thủy”. Đôi khi những món đồ mang sắc màu Trung Quốc quá như vậy lại không phù hợp với thẩm mỹ của ngôi nhà.
Sau đó, tôi viết lại một bản tư vấn Phong Thủy cho nhà của chị và những điểm lợi hại một cách chi tiết, kèm theo bản tư vấn đó một list danh sách đồ để hóa giải cho chị và không bắt chị phải dời đổi hay đập phá gì cả. Chị đọc bản tư vấn và danh sách đồ hóa giải xong thì mỉm cười và cảm thấy nhẹ nhàng lắm. Những món đồ này cũng là những món đồ trang trí cả thôi, phù hợp với căn biệt thư “gu Tây” của chị, hơn nữa lại không hề đắt tiền một chút nào.
Thời gian gần đây tôi có dịp giải quyết Phong Thủy cho một số khách hàng. Trong một buổi làm việc với những khách hàng này cùng với đối tác của họ. Khi được giới thiệu là người tư vấn về Phong Thủy của mình, đối tác của khách hàng chúng tôi cũng cảm thấy thích thú. Trong số những người đối tác có một anh chàng trung niên hơi thấp và đậm người. Có vẻ anh là người cũng có nghiên cứu về Phong Thủy nên cũng có phần nào lưu tâm đến tôi.
Sau khi công việc đôi bên bàn thảo đã xong. Anh ta tiến lại gần tôi và bắt đầu câu chuyện. Bằng một sự tự tin, anh giới thiệu với tôi về bản thân mình là TGĐ một công ty BĐS. Và kèm theo đó là những nhận định của anh về Phong Thủy cũng như những sự ứng dụng của Phong Thủy trong cuộc sống hằng ngày. Cuộc nói chuyện khá thú vị, dĩ nhiên khi chia sẽ về Phong Thủy, tôi luôn cố gắng để cho mọi người hiểu rằng Phong Thủy không phải là một mốt thời thượng của những người mê tín, lại cũng không phải chỉ là “bảo hiểm may mắn” – thứ mà mọi người vẫn thường nghĩ về Phong Thủy, mà thật sự là một môn cổ học có đầy đủ giá trị nhân sinh và tác dụng tốt đẹp thật sự.
Và cũng như thường lệ. Sau một lúc trao đổi và chia sẻ, anh ta chợt hỏi tôi về vấn đề: “Tuổi này hợp hướng gì”. Nếu các bạn thường đọc những bài viết của tôi, có lẽ đã nhận ra vấn đề mà tôi “thường gặp” phải này. Không biết tự bao giờ, khi đề cập đến Phong Thủy thì người Việt Nam của chúng ta đã có một câu cửa miệng “Tuổi này hợp hướng gì?” Và vô hình chung, nó đã trờ thành khuôn mẫu đánh giá cho nền học thuật Phong Thủy.
Tôi đành mỉm cười và nói cho anh ta biết những phương hướng phù hợp với tuổi của anh ta.
Thật ra, Phong Thủy là một môn học thâm diệu hơn như vậy, vốn dĩ nó không phải là một thứ học thuật đơn giản và tóm tắt lại chỉ bằng câu nói “tuổi này hợp hướng gì”. Theo học thuật Phong Thủy chính thống, chúng tôi không nhìn nhận nhà cửa là nhà cửa, đường xá là đường xá… Với nền học thuật Phong Thủy thật sự thì vạn vật trong tự nhiên đều có sức sống và sự tồn tại đặc biệt.
Theo chúng tôi, những nhà Dự Đoán Học, ngôi nhà không chỉ là một khối kiến trúc cố định, bất động quay theo một phương hướng nào đó. Như ở bài viết Huyệt Đạo và Phong Thủy mà tôi từng đề cập, đối với chúng tôi thì địa hình, kiến trúc (ngôi nhà, khu đất) là một cơ thể con người hoàn chỉnh.
Vì vậy, người có lúc bệnh lúc khỏe, lại có lúc buồn lúc vui thì kiến trúc hay địa hình cũng có những sự luân chuyển như vậy. Cho nên việc mình có “hợp hướng” với kiến trúc đó hay không vẫn chỉ mới là một vấn đề rất rất rất sơ khởi của Phong Thủy (tôi phải dùng đến 3 chữ rất để nhấn mạnh việc này).
Tôi vẫn thường hay nói với khách hàng của mình như sau: “nhà cũng như con người, có người hợp và người không hợp với mình. Tương tự, nhà cũng có nhà hợp và không hợp với chúng ta. Tuy nhiên còn phải xem lại người đó có phải là người “tốt” hay không. Nếu đã là người tốt thì dẫu cho có không hợp với chúng ta cũng không phương hại đến chúng ta quá nhiều, ngược lại dẫu cho người đó hơp với ta rất nhiều, nhưng bản thân đó là người xấu thì thế nào chúng ta cũng bị tổn hại ở một phương diện nào đó khi thân cận họ.”
Và sau bước tiếp theo của việc “hợp hướng gì”, chúng ta cần phải biết được bản thân kiến trúc đó có phải là một kiến trúc tốt hay không. Nói theo một cách “con người”, việc tuyển chọn nhà cửa trong Phong Thủy cho gia chủ cũng giống chọn lựa một người bạn không chỉ dừng ở hợp với mình mà phải còn là người bạn tốt cho mình nữa. Hiểu theo cách này, thì Phong Thủy thật đơn giản đúng không các bạn.
Gần đây, không hiểu vì lý do gì, những người quen xung quanh tôi bắt đầu lưu tâm nhiều hơn về Phong Thủy. Cũng như thường lệ, khi học đến tính toán phi cung thì họ bắt đầu tính toán cho tất cả thành viên trong gia đình và mọi người quen biết. Tôi thật may mắn được họ tính phi cung cho cả tôi và những người làm việc cùng tôi để xem có hợp không (lol). Chưa kể là những lời khuyên về chọn ngày giờ tốt ra sao (mà trong thuật ngữ chuyên môn gọi là Trạch Cát) – dĩ nhiên là cũng còn cần phải chỉnh lý lại. Thật đúng là thú vị quá phải không? Nhà tư vấn khi được tư vấn lại cũng thấy hạnh phúc chứ nhỉ . Phong Thủy bắt đầu được phát triển và được biết đến một cách rộng rãi hơn cũng chính là mong ước của những nhà tư vấn như chúng tôi.
Nhìn chung, nói về Phong Thủy ở Việt Nam, thì học thuyết Bát Trạch đã ăn sâu vào tư tưởng của con người Việt Nam. Câu nói cửa miệng điển hình của học thuyết này là: “Tôi tuổi này…hợp hướng nào?”. Nền tảng luận đoán của Bát Trạch dựa trên sự tương hợp hay xung khắc giữa 2 nhóm Đông – Tây tứ trạch. Bát là tám, Trạch là nhà. Như vậy Bát Trạch là gồm 8 loại nhà được chia thành 2 nhóm, 4 loại nhà Đông và 4 loại nhà Tây. Dựa theo năm sinh mà cũng phân thành 8 loại người được chia thành 2 nhóm, 4 loại người Đông và 4 loại người Tây. Điều kiện lý tưởng nhất là người Đông ở nhà Đông, người Tây ở nhà Tây. Ngược lại thì là không tốt.
Những điều trên tuy có thể chưa phải là kiến thức Phong Thủy toàn vẹn, nhưng Bát Trạch chính là một trong những cách áp dụng Bát Quái rất hữu hiệu của người xưa.
Bát Quái không chỉ dừng lại trong Phong Thủy mà còn được sử dụng trong tất cả mọi lĩnh vực của nền cổ học phương Đông. Bát Quái còn dùng để diễn tả ngoại cảnh, hiện tượng, sự vật… ứng dụng trong võ thuật, trong y học, trong lịch thời gian, và thậm chí là trong mối quan hệ gia đình.
Cơ bản Bát Quái gồm tám quẻ: Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài.
Được ứng dụng lại như sau:
Càn: bố Khôn: mẹ
Chấn: anh trưởng Tốn: chị trưởng
Khảm: anh kế Ly: chị kế
Cấn: em trai út Đoài: em gái út
Thông thường mối quan hệ trong gia đình sẽ như sau:
- Bố (Càn) rất thương cô con gái rượu (con út – Đoài).
- Mẹ (Khôn) rất thương đứa con trai út (Cấn).
- Cô em kế mới lớn (Ly) thì rất nghe lời người anh cả năng động (Chấn). [chê bố mẹ già không hiểu tâm lýmới của con trẻ]
- Vậy nên chị (Tốn) bảo ban được cho em kế (Khảm). [chê bố mẹ già không năng động như con trẻ]
Khéo nhìn lại một chút, chúng ta sẽ dễ dàng nhận thấy đây chính là mối quan hệ tốt đẹp nhất trong Bát Trạch. Mối quan hệ Sinh Khí. (Càn – Đoài, Khôn – Cấn, Ly – Chấn, Tốn – Khảm.)
Tương tự, sẽ dễ dàng ta nhận thấy trong gia đình:
- Bố (Càn) sẽ rất nhức đầu với thói đỏng đảnh của cô ba (Ly).
- Mẹ (Khôn) sẽ không vui vì sự ù lỳ của anh ba (Khảm).
- Chị cả (Tốn) không hài lòng sự ỷ lại của em út (Cấn) vì được mẹ (Khôn) che chở.
- Anh cả (Chấn) khó mà huấn dụ cô út (Đoài) vì được bố (Càn) bảo bọc.
Đây chính là mối quan hệ Tuyệt Mạng, loại quan hệ xấu nhất trong tương quan Bát Trạch. (Càn – Ly, Khôn – Khảm, Tốn – Cấn, Chấn – Đoài).
Tương tự như vậy cho các mối quan hệ khác…
Qua những điều trên, hẵn các bạn thấy được sự quy luật áp dụng của Bát Trạch vận hành một cách rất “con người” ra sao. Chứ không phải chỉ là những công thức hoặc câu khẩu quyết từ chương mà chúng ta học thuộc lòng. (còn có cách lý luận mối liên hệ bằng sự khắc hợp bằng Ngũ Hành, nhưng tôi không nêu ra ở đây)
Hẵn sẽ có những người rất tinh ý và thắc mắc rằng: quy luật Bát Trạch vận hành theo con người, hay mối quan hệ của con người vận hành theo quy luật Bát Trạch… Thật ra mà nói, yếu tố con người – Nhân – là một phần không thể tách rời của bộ ba Thiên, Địa, Nhân. Do vậy không phải là con người vận hành theo quy luật Bát Trạch hay quy luật Bát trạch vận hành theo con người mà hai điều này đều vận hành theo một quy luật chung thống nhất, quy luật của Bát Quái.
Trưa hôm nay tôi dùng bữa với khách hàng của mình. Trà dư tửu hậu, khách hàng của tôi đột nhiên hỏi rằng: “Như anh từng nói. Với anh Phong Thủy không chỉ dừng lại ở cách bài trí nhà cửa mà còn là một triết lý, một lẽ sống. Phong Thủy không chỉ áp dụng trên phương hướng tốt xấu, địa hình hay dở mà còn trong tất cả mọi mặt của cuộc sống. Vậy thuật Phong Thủy có áp dụng được vào thực phẩm hay không?”
Tôi rất thích những câu hỏi như thế này. Và khi có những thắc mắc như vậy, tôi luôn sẵn sàng trả lời.
Nếu các bạn đã từng đọc các bài viết của tôi hẵn sẽ biết rằng, thuật Phong Thủy xây dựng dựa trên nền tảng bản chất Âm Dương biểu hiện ra là sự phân bố của Ngũ Hành. Dựa trên các mối quan hệ sinh khắc, tương hợp mà những nhà tư vấn Phong Thủy chúng tôi biết việc gì đang diễn ra, sẽ xảy ra cũng như những cách hóa giải.
Tương tự, thực phẩm không phải chỉ đơn thuần là những thứ ngon hay dở mà chúng ta thưởng thức. Mà chúng được phân bố thành những loại thức ăn tiêu cực và tích cực.
- Những loại thức ăn tích cực (Dương tính) thường nhiều dưỡng chất và sẽ đem lại cho chúng ta khả năng miễn dịch, phòng chống quy trình lão hóa cùng bệnh tật. Thường thấy ở các loại rau củ quả tươi xanh, thực phẩm có nguồn gốc thực vật.
- Những loại thức ăn tiêu cực (Âm tính) ngược lại sẽ khiến cơ chế trao đổi chất bị đình trệ, chậm lại. Nếu quá mức sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, thậm chí khiến cho hệ thống năng lượng bị rối loạn và dẫn đến những cảm xúc tiêu cực (giận dữ, tham lam, ham muốn…). Thường thấy ở các loại mỡ, thịt, thực phẩm nguồn gốc động vật.
Các bạn lưu ý, tích cực hay tiêu cực đều chỉ là biểu thị cho tính năng lưu dẫn, không phải mang hàm nghĩa tốt – xấu. Vì vậy xin đừng chỉ vì mang tiếng là “thức ăn tiêu cực” mà các bạn hoàn toàn loại bỏ nó ra khỏi thực đơn hàng ngày của mình nhé . Triết lý Đông Phương vốn có thể tóm gọn trong từ “cân bằng” (balance). Cũng vậy thực phẩm tích cực cũng sẽ trở thành tiêu cực hoặc ngược lại nếu các bạn không học được cách cân bằng chúng.
Do đó một trong những cách áp dụng “Phong Thủy” đơn giản nhất cho thực phẩm của chúng ta đó là:
- Khi cơ thể bạn phát tán ra quá nhiều tinh lực (tinh thần, sức lực) trong một công việc gì đó. Đây là lúc bạn cần làm chậm lại, cần ngưng tụ lại, đổi ngược lại quá trình phát tán này. Hãy sử dụng nhiều hơn các loại thức ăn tiêu cực (Âm tính).
- Khi bạn cần một sự mới mẻ, sáng tạo, một bước thay đổi mới sau những thất bại. Hay đơn giản chỉ là để chuyển hóa những tư tưởng tiêu cực của mình thành những tư tưởng, tình cảm tích cực hơn trong những việc đáng chán. Đó là lúc bạn cần để mắt đến các loại thức ăn tích cực (Dương tính).
Gần đây tôi được gặp nhiều người liên quan đến ngành nghề Bất Động Sản. Cũng đúng thôi, Phong Thủy thì phải liên quan đến Bất Động Sản chứ nhỉ. Sau khi biết được tôi là người tư vấn Phong Thủy, họ thường khen rằng: “Phong Thủy hiện giờ là rất hợp thời!!!”
Thực ra mà nói, gần như mọi ngành nghề (trừ những ngành nghề Khoa Học quá tân tiến, và các ngành công nghệ mới) đã tồn tại từ xưa đến giờ. Tuy nhiên hợp thời hay không, có phát triển tốt được hay không thì lại là một chuyện khác. Nếu nghiên cứu kỹ lưỡng về lý thuyết dịch lý thì chúng ta sẽ dễ dàng biết được khuynh hướng đó được hình thành ra sao.
Cho đến hiện giờ , nhiều người vẫn nghĩ rằng Phong Thủy là một thứ gì đó mang tính mê tín, kì bí. Người ta vẫn chưa thấy được tính khoa học và nghệ thuật, tính minh triết trải dài trong hàng ngàn năm tiến hóa của nhân loại trong bộ môn này. Như tôi đã nói ở các bài trước, chắc chắn phép màu của Phong Thủy sẽ diễn ra nếu nó được đi kèm với sự nỗ lực của chính bản thân chúng ta. Thế mà có nhiều khách hàng của tôi, dù đã được giải thích rất kỹ lưỡng, nhưng họ vẫn trông chờ vào một phép màu “tự động xuất hiện” của Phong Thủy.
Như chúng ta đã biết, làm việc gì cũng phải toàn tâm toàn ý thì mới có thể đem lại kết quả tốt đẹp được. Những việc thông thường như học khiêu vũ, nấu ăn… mà chúng ta còn phải gia công học tập, nghiên cứu mới có thể đem lại những kết quả tốt đẹp hà huống là Phong Thủy, tinh hoa minh triết hàng ngàn năm của nền văn hóa cổ đại.
Muốn học Phong Thủy trước hết chúng ta phải có niềm đam mê sâu sắc với môn nghệ thuật này, điều kế đến là phải có một kiến thức thực sự rộng lớn trong mọi lĩnh vực. Chưa kể là một tâm tư thuần tịnh hướng thoát khỏi những mưu cầu vật chất thế gian. Sau đó là rất nhiều năm tháng học tập, thực hành và chiêm nghiệm mới có thể gọi là biết về Phong Thủy được.
Có lẽ vì Phong Thủy hợp thời, mà tôi thấy hiện giờ nhiều người, nếu nặng, thì sau khi đọc một vài cuốn sách về Phong Thủy đã vội vàng cầm la bàn đi xem Phong Thủy cho người khác. Điều này thật rất tai hại cho cả người nhờ họ xem và bản thân họ. Nhẹ hơn một chút, thì họ bàn tán về Phong Thủy một cách rất “chuyên nghiệp” cho những thính giả của mình. Lớp thính giả này lại tiếp tục giúp cho Phong Thủy càng kì bí hơn bằng cách tận tâm truyền thụ những thông tin này cho người khác.
Tôi từng được gặp một đệ tử tự xưng chân truyền về Phong Thủy phát biểu rằng: “Nhà hướng Nhâm (một phần của hướng Bắc) là hướng con cái đỗ đạt, làm quan ngày xưa còn bây giờ là làm giám đốc” (lol).
Thú vị thật, có lẽ tôi phải sớm mua một căn nhà hướng Nhâm để lo đường quan lộ cho những thế hệ sau này của tôi… Và đầy tin tưởng rằng chúng sinh ra đã là để làm giám đốc, mà không cần phấn đấu. (lol)
(còn tiếp)
Hôm nay, tôi vừa có cuộc nói chuyện rất thú vị với một người đã nghiên cứu lâu năm về Đông Y. Thực ra mà nói, Đông Y, Phong Thủy, Dự Đoán Học, Mệnh lý, thậm chí là Võ Thuật và tất cả các môn học khác của nền văn hóa phương Đông đều có nguồn gốc và nền tảng từ quy luật Âm Dương và Ngũ Hành.
Trước đây, để có thể nắm bắt được tinh yếu của các môn học này, người học cần phải thông suốt về Lý. Các danh y ngày xưa như Hoa Đà, Biển Thước hay ở Việt Nam chúng ta thì có Tuệ Tĩnh, Hải Thượng Lãn Ông đều tinh thông về Dịch Lý. Tương tự, các nhà Dịch học lừng danh cũng là những thầy thuốc tinh thông Y Lý cao cấp như Dã Hạc, Thiệu Khang Tiết, Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm…
Nói chung câu chuyện cũng khá vui vẻ, và rồi đến đề tài mà tôi rất thích trong Đông Y. Thuật “châm cứu” và “bấm huyệt”.
Nói chung, phân tích Phong Thủy cũng giống như phương pháp chẩn bệnh của Đông Y, vì vậy phương pháp điều trị của Đông Y cũng phần nào tương đồng với cách xử lý vấn đề trong Phong Thủy. Nói theo Y học một chút là biện pháp Nội và Ngoại, can thiệp dùng thuốc (Nội Khoa) hoặc có tác động từ bên ngoài vào (Phẫu thuật, vật lý trị liệu, châm cứu, bấm huyệt – Ngoại Khoa). Cũng thế, Phong Thủy cũng có những biện pháp hóa giải Nội và Ngoại.
Trường phái Phong Thủy của tôi xem địa hình (ngôi nhà, khu đất) như là một cơ thể con người hoàn chỉnh, dĩ nhiên qua thời gian hoặc dưới những tác động xấu cơ thể này có những lúc khỏe mạnh và những khi đau bệnh. Vì vậy, cũng có những huyệt đạo để “châm cứu – bấm huyệt” điều trị bệnh. Và chúng tôi cũng có các loại kim châm là những vật khí Phong Thủy phù hợp.
Độ nông sâu, lực điểm mạnh yếu vào các huyệt đạo khác nhau theo từng chu kỳ thời gian khác nhau thì các phương pháp điều chỉnh Phong Thủy, xác định huyệt khí cũng theo từng thời kỳ và tâm thái của gia chủ mà thay đổi.
Và cuối cùng, Phong Thủy xấu cũng có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Các bạn sẽ thắc mắc rằng: “Liệu sức khỏe con người không tốt có thể ảnh hưởng ngược lại đến Phong Thủy hay không?” Nhiều người do chưa nhận thức đúng đắn được sự tương quan và nối kết của bản thân với môi trường nên đã nhanh chóng trả lời rằng “không có ảnh hưởng ngược lại”. Nhưng câu trả lời đúng thật sự là: “Vận khí của con người cũng có thể ảnh hưởng đến Phong Thủy như thường”. Sự ảnh hưởng đó chính là một nguyên nhân khiến các huyệt đạo của Phong Thủy cần được “châm cứu – bấm huyệt”.
Ngày hôm qua, lễ Halloween, cũng là ngày cuối cùng của tháng 10. Thấm thoát đã một tháng trôi qua. Thời gian thật nhanh chóng. Có nhiều người cũng thắc mắc hỏi tôi rằng tại sao tôi luôn than thở thời gian trôi qua nhanh trong các bài viết và những cuộc nói chuyện của tôi. Thật ra mà nói, tuổi thọ của loài người chúng ta không phải là quá ngắn nhưng cũng không thể nói là quá dài. Nó không quá ngắn với những người cuộc sống quá đau khổ và tuyệt vọng, nhưng cũng không quá dài so với những người muốn hi sinh thân mình để cống hiến nhiều hơn cho nhân loại.
Là một người nghiên cứu về Dự Đoán Học, là môn học nếu chúng ta nắm bắt được có thể thấy được vận mệnh cuộc đời như một bức tranh rất chi tiết. Trong bức tranh đó chúng ta sẽ thấy được những ngả rẽ cuộc đời, mà mỗi ngả rẽ đó sẽ đưa chúng ta đến những bến bờ mãn nguyện hoặc bất như ý.
Gần đây, tôi có công việc và gặp một người kinh doanh BĐS. Anh ta cũng có vài điều thắc mắc về sự khác biệt giữa các trường phái Phong Thủy và cảm thấy khá bất an với những khác biệt đó. Với tôi, thật ra mà nói, ngoại trừ những ngụy thuyết của những người chưa thật sự hiểu thấu được sự vận hành một cách thống nhất của vũ trụ này, thì những học phái Phong Thủy chính thống không hề có bất kì xung đột nào. Chúng tương quan và hòa nhịp với nhau theo một cách nào đó, sự khác biệt nếu có cũng chỉ là ở sự nhận biết từ những góc độ khác nhau của một khối hoàn chỉnh mà thôi.
Đây cũng là một dịp để tôi nói rõ hơn, thuật Phong Thủy không phải là chỉ là tuổi con gì, sinh năm bao nhiêu, mạng gì, ở nhà hướng nào thì hợp… có lẽ bài viết sau đây sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn. (xin bấm vào đây để xem bài viết)
Người hiểu về Phong Thủy nói riêng, và các môn lý học phương Đông nói chung, sẽ biết cách hòa hợp với xu hướng vận hành của thế giới này. Vì thế Phong Thủy đâu chỉ dừng lại ở phướng hướng nhà cửa, tuổi tác. Mà nó tồn tại trong mọi sự vật hiện tượng, trong mỗi khía cạnh của cuộc sống chúng ta. Và nó sẽ đưa chúng ta đến một con đường cao hơn. Con đường của hạnh phúc toàn vẹn.